Phần cấu tạo máy tiện này tôi đề cập đến mô hình một máy tiện loại "high speed" thông dụng chúng ta thường thấy.
Ở đây tôi phân chia thành 4 phần chính:
- Phần số 1. Là phần đế máy: phần này có thể phân chia thành 2 phần. Một phần nằm bên trái từ mâm cặp trở xuống và phần bên phải.
* Phần đế trái thường có hốc chứa động cơ trục chính, phần không gian thừa có thể là một phần của hộp giảm tốc: chứa các cụm bánh răng, khoang chứa dầu.
* Phần bên phải có phần trống để đặt thùng chứa phoi khi gia công rơi xuống, phần này được đặt một cần gạt dưới chân để phanh, tắt dừng động cơ trục chính phần còn lại là bệ đỡ phải. Phần bệ ngoài cùng cũng thường có khoang đặt động cơ chạy dao cho các loại lớn như 1M65..
- Phần số 2: Thực ra phần này có thể được đúc liền hoặc tách rời phần số 1. Đây là phần hộp giảm tốc để lựa chọn tốc độ gia công: tốc độ trục chính, bước tiến dao gia công thông thường và gia công ren. Ta có thể thấy trên mô hình phần này thường được phân chia thành 2 phần phân cách bằng đường thẳng đi qua băng máy.
* Phần trên của băng máy là phần làm việc: các cần gạt trước là các cần để lựa chọn tốc độ trục chính. Thông thường có một cần gạt chế độ High speed và Low speed, cần còn lại là cần lựa chọn tốc độ cắt tương ứng. Trên bề mặt phần này cũng có bảng tốc độ trục chính thường như một cái mặt đồng hồ nằm bên dưới cần gạt.
* Phần từ băng máy trở xuống: đây là phần này chứa một phần hộp giảm tốc, các bộ phận hộp giảm tốc này phục vụ cho việc chọn chế độ gia công. Các tay gạt đằng trước là tay gạt lựa chọn tốc độ chạy dao. Cũng tương tự như khi lựa chọn trục chính, nó có cần gạt tốc độ chạy dao nhanh, chậm, một cần gạt để lựa chọn chế độ gia công thường và gia công ren. (Với mỗi loại thì các cần này ở vị trí khác nhau nhưng công dụng thì phần lớn là giống nhau.)
Phần bên dưới băng máy là phần sống trượt, phần truyền chuyển động từ hộp giảm tốc đến bàn xe dao: gồm 2 trục chuyển động: một trục cho chế độ tiện trơn, một trục dùng cho tiện ren. Trục dưới cùng là trục đỡ, dẫn hướng và là một cần gạt điều khiển đóng mở trục chính.
- Phần số 3- bàn xe dao: Đây là phần chuyển động dọc theo băng máy, bên trên có ụ chứa dao, Ụ này có thể chuyển động ngang, dọc, xoay theo sự điều khiển của người sử dụng.
- Phần 4- Phần ụ động: Đây là bộ phận có thể chuyển động dọc theo băng máy, Ụ động sử dụng với đầu tâm chết hoặc tâm động để đỡ những vật gia công có kích thước chiều dài lớn nhằm tăng độ cứng vững của phôi gia công.
Trên đây là một cái nhìn sơ bộ về máy tiện theo sự phân tích của tôi. Sự phân chia này không nhằm mục đích hiểu sâu sắc về cấu tạo chi tiết máy tiện mà mang tính phân chia trên phương diện các phần ứng dụng khi vận hành gia công, giúp cho người đọc tiếp cận dần với các tính năng của từng bộ phận, và có cái nhìn tổng quát hơn khi làm việc với máy tiện.
Bài đăng phổ biến
-
Nguyên ly hoạt động của máy tiện dựa trên nguyên lý gia công chung của vật liệu: Sử dụng chuyển động chính là chuyển động xoay tròn của phô...
-
Phần cấu tạo máy tiện này tôi đề cập đến mô hình một máy tiện loại "high speed" thông dụng chúng ta thường thấy. Ở đây tôi phân...
-
Máy tiện - một loại máy công cụ được sử dụng chủ yếu trong việc gia công các sản phẩm đồ kim loại có mặt tròn xoay nh...
-
Chào tất cả các bạn, có lẽ ai cũng nghĩ việc học an toàn khi sử dụng máy là chuyện thừa, tôi cũng nghĩ vậy khi tôi là một sinh viên. Như...
-
Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữ...
-
Máy công cụ là loại máy cơ khí gia công khuôn hoặc linh kiện để cấu tạo nên các máy móc khác, vì vậy có người còn gọi máy công cụ là máy...
-
Lời giới thiệu: Chào tất cả các bạn! Blog này của mình có tên là "công nghệ máy công cụ". Cái tên này thể hiện rất rõ các các ...
Hãy tham khảo máy băm gỗ của Phương Quân
Trả lờiXóahttps://maybamgoblog.wordpress.com/2017/11/21/may-bam-go-5-tan/